Home » Topics » Quán bia hơi Vi Mạch » Hồ sơ TSMC (Tác giả: Colley Hwang, DIGITIMES, Taipei)

Hồ sơ TSMC (Tác giả: Colley Hwang, DIGITIMES, Taipei)

Đang xem 9 luồng phản hồi
  • Người viết
    Bài viết
    • #473
      Nguyễn Thanh Yên
      Quản trị
      • Topics : 16
      • Contributions : 54
      • Staff Contributor
      • ★★★★
      Up
      2
      Down
      ::

      Phần 1: Ba trụ cột cạnh tranh xưởng đúc chip: tiến trình công nghệ, quan hệ khách hàng và hệ sinh thái ngành. 

      Các phương tiện truyền thông chính thống bao gồm Wall Street Journal và giám đốc điều hành GlobalFoundries, một đối thủ của TSMC, đều đã chỉ ra rằng để TSMC sản xuất ra phần lớn chip vi mạch là rủi ro lớn nhất đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuyên bố này là có giá trị. TSMC thống trị khoảng 55% thị trường và tạo ra hơn 80% doanh số trong ngành công nghiệp đúc chip. Một sự tạm dừng sản xuất của TSMS sẽ kéo theo một sự sụt giảm nghiêm trọng toàn cầu của các thiết bị cầm tay, máy chủ và cả lĩnh vực ô tô. Đó không còn là vấn đề các đối thủ cạnh tranh nói gì mà nó là vấn đề làm sao để một công ty có thể xây dựng được một sức mạnh khiến các đối thủ không thể nghi ngờ và không thể không thừa nhận như vậy. Cựu giám đốc điều hành hãng Intel, Andy Grove đã từng nói: bạn càng thành công bao nhiêu, càng có bấy nhiêu người muốn sở hữu 1 phần doanh nghiệp của bạn rồi phần khác cho đến khi không còn gì”

      Ở Đài Loan, người dân gọi TSMC là “ngọn núi thiêng bảo vệ đất nước”. Danh hiệu này xứng đáng với TSMC vì vai trò quan trọng của nó trong những phát triển lĩnh vực bán dẫn và địa chính trị gần đây. TSMC đã mất hàng thập kỷ để đạt được tầm vóc như hiện nay.

      Công nghệ, quan hệ khách hàng và kiến tạo nên hệ sinh thái là chìa khóa thành công của nhà máy đúc chip. Mỗi một trong 3 trụ cột đều cần những nỗ lực cực kỳ lớn để xây dựng nên. Chúng ta thường bị mắc kẹt trong tình thế tiến thoái lưỡng nan khi cố gắng đồng thời. Nhưng TSMC đã thiết lập vững chắc cả ba trụ cột đó trong những năm qua.
      Đứng ở khía cạnh kỹ nghệ, chúng ta có thể nhìn vào khoảng cách năng lực giữa TSMC, Samsung và Intel. Intel tuyên bố rằng công nghệ 7nm của TSMC chỉ đạt được mật độ transistor tương đương với công nghệ 10nm của Intel. Điều này có thể đúng nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là Intel gặp khó khăn khi thương mại hóa công nghệ 10nm của họ, họ thiếu những khách hàng lớn. Và đối với Samsung, vẫn là khoảng cách tụt hậu 10 năm cho dù họ có tăng hết tốc lực.

      Về nền tảng khách hàng, Apple và Huawei là 2 khách hàng hàng đầu của TSMC trước khi Mỹ ban hành lệnh cấm thương mại đối với công ty Trung Quốc. Trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc như hiện nay, ai sẽ trám vị trí của Huawei? Và cần xem bao nhiêu công ty sẽ chuyển sang Samsung thay vì TSMC. Samsung và UMC đã ký thỏa thuận để khai thác năng lực sản xuất của UMC. Và đằng sau kế hoạch này của Samsung là gì? Trả lời cho những câu hỏi này là những việc làm cấp chiến lược của tập đoàn. Chúng ta có thể tìm ra câu trả lời từ dữ liệu báo cáo tài chính và những lời tuyên bố, nhưng còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng khác. TSMC dẫn đầu không phải là không có lý do.

      Đối với hệ sinh thái, ngoài việc các công ty cung cấp thiết bị EUV (Extra Ultra Violet) là trung tâm chú ý của ngành ra, [EUV là công nghệ có thể chỉ cần single patterning mà không cần multiple patterning để sản xuất ở những tiến trình công nghệ thấp như 7nm, 5nm, 3nm…] còn có các nhà cung cấp vật liệu bán dẫn và các thiết bị khác đóng vai trò quan trọng trong cuộc chơi sản xuất vi mạch. Đối với các nhà máy sản xuất ở Đài Loan, nơi có tài nguyên thiên nhiên hạn chế, chỉ riêng việc cung cấp nguồn điện và nước ổn định cũng đóng vai trò ảnh hưởng đến cạnh tranh lâu dài và sự tin tưởng của khách hàng. Chính phủ Đài Loan nên đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ hơn để giúp các công ty địa phương cạnh tranh với các công ty đối thủ tiềm năng mà rất có thể là các công ty Hàn Quốc. Gần đây, tháng 5-2021, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã công bố chiến lược K-semiconductor mới với mục đích xây dựng trung tâm sản xuất chip đặt tại tỉnh Gyeonggi. Đài Loan có thể học được điều gì từ đó.

      Đường dẫn bài báo gốc: https://www.digitimes.com/news/a20210708VL200.html

      • Chủ đề này đã được điều chỉnh 3 years, 3 months trước bởi Nguyễn Thanh Yên.
      • Chủ đề này đã được điều chỉnh 3 years, 3 months trước bởi Nguyễn Thanh Yên.
      • Chủ đề này đã được điều chỉnh 3 years, 3 months trước bởi Nguyễn Thanh Yên.
      • Chủ đề này đã được điều chỉnh 3 years, 3 months trước bởi Nguyễn Thanh Yên.
      • Chủ đề này đã được điều chỉnh 3 years, 3 months trước bởi Nguyễn Thanh Yên.
      • Chủ đề này đã được điều chỉnh 3 years, 3 months trước bởi Nguyễn Thanh Yên.
      • Chủ đề này đã được điều chỉnh 3 years, 3 months trước bởi Nguyễn Thanh Yên.
      • Chủ đề này đã được điều chỉnh 3 years, 3 months trước bởi Nguyễn Thanh Yên.
    • #475
      Nguyễn Thanh Yên
      Quản trị
      • Topics : 16
      • Contributions : 54
      • Staff Contributor
      • ★★★★
      Up
      0
      Down
      ::

      Phần 2: Ba giai đoạn chuyển đổi

      Kể từ khi thành lập năm 1987, TSMC trải qua ba giai đoạn phát triển để có được vị trị như ngày nay. Giai đoạn đầu tiên TSMC tập trung vào việc xây dựng hình ảnh một xưởng đúc chỉ thuần túy sản xuất chip cho các công ty khách hàng. Giống như các công ty Đài Loan lúc đó, TSMC muốn tìm kiếm một chỗ đứng trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn. Vì vậy TSMC tập trung hoàn toàn vào việc sản xuất chip và thông điệp của họ gửi tới khách hàng là hãy tin tưởng hoàn toàn đối với TSMC. Bằng việc không can thiệp vào công việc của khách hàng và giữ vững giá trị cốt lõi của việc đứng trung lập, TSMC đã tập trung vào việc tạo thêm các giá trị cho khách hàng. Trong giai đoạn đầu chập chững này, TSMC nhỏ bé chỉ mong muốn một ngày sánh ngang với ông lớn Intel.

      Cũng trong giai đoạn này, TSMC đã vận hành nhuần nhuyễn và kiên trì xây dựng giá trị cốt lõi của công ty. Tuy nhiên nó cũng chỉ được xem là một trong những công ty bán dẫn nổi bật thời kỳ đó thôi chứ chưa thể xem là đối thủ cạnh tranh với Intel. Mãi đến cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1998 ( Tháng 7-1997, khủng hoảng bắt đầu ở Thái Lan, thời điểm 1998 ảnh hưởng sâu rộng nhất), TSMC bắt buộc phải cải tổ về mô hình kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp để đáp ứng tình hình khách quan của kinh tế Châu Á nói riêng và thế giới nói chung lúc đó. Với việc các công ty công nghệ Đài Loan đang dần trưởng thành, lĩnh vực thiết kế vi mạch của Đài Loan bắt đầu có cơ hội phát triển kinh doanh khi các nhà sản xuất bắt đầu nội địa hóa dần dần khi thay thế các linh kiện nhập khẩu bằng các linh kiện sản xuất trong nước, nhờ đó doanh thu của TSMC được đẩy lên cao đồng thời với việc TSMC đang có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Lĩnh vực thiết kế vi mạch nội địa của Đài Loan không chỉ đóng vai trò như một môi trường thử nghiệm tốt mà còn là nguồn thu đều đặn vững chắc cho TSMC. Đó cũng là thời điểm TSMC bắt đầu tách ra khỏi đối thủ UMC.

      Hoạt động dựa vào nền tảng giá trị cốt lõi của mình, TSMC giữ vững việc tạo ra lợi nhuận qua từng năm và bảo đảm chiếm lĩnh hơn một nửa thị trường sản xuất chip trên toàn cầu. Bằng cách tái đầu tư với tỷ lệ 8% trên tổng doanh thu rất đáng kể hàng năm của mình vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), TSMC bảo đảm vị trí dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ. Việc cam kết tinh thần không bao giờ bỏ cuộc, kiên trì tới cùng là chìa khóa dẫn đến sự thành công chưa từng có như hôm nay của TSMC.

      TSMC bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vào xây dựng đội ngũ R&D từ năm 2000 để có thể dẫn đầu cuộc đua công nghệ. Sau này sự phát triển các tiến trình công nghệ của TSMC đã tuân định luật Moore (Gordon Earle Moore – Co Founder Intel) bằng cách tiếp cận “đường xoắn ốc kép” [cách tiếp cận này được đề cập rõ hơn ở bài viết số 3]. Vượt qua đối thủ UMC ở tiến trình công nghệ 130nm và 180nm, TSMC từ đó khẳng định vị trí dẫn đầu trong các tiến trình giảm nhỏ kích thước transistor.

      Vào khoảng năm 2000, TSMC có hàng trăm chuyên gia, điều hiếm thấy lúc đó. Những chuyên gia này đã chứng kiến TSMC vận hành một đội nhóm lớn như thế nào [sự phát triển lớn mạnh cả về nhân viên lẫn quy mô công ty nên hiểu cách quản lý và vận hành ở mô hình công ty lớn.] Cũng tại thời điểm này một số người trong số họ đã bộc lộ rõ năng lực quản lý tiềm năng và trở thành thành viên chủ chốt của ban lãnh đạo TSMC ngày nay. Người sáng lập Morris Chang đã bắt đầu chuyển giao trọng trách cho Rick Tsai, Shang-yi Chiang, Mark Liu và CC Wei để lãnh đạo việc phát triển tiến trình công nghệ sản xuất chip và khai thác năng lực của công ty trong việc cung cấp các dịch vụ đa dạng cho khách hàng. Tsai đã đạt được những thành tích xuất sắc trong việc chèo lái con thuyền TSMC thành công vượt qua nhiều thời điểm thử thách quan trọng. Nhưng một số ý kiến cho rằng Tsai đã thất bại trong việc nắm bắt cơ hội trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 [nguồn gốc khủng hoảng từ Mỹ] khi liều lĩnh đầu tư mạnh, mở rộng hiện diện trên thị trường trong tình cảnh tất cả mọi người đều đang sợ hãi. Và chính Morris Chang đã được ghi nhận công lao với quyết định đúng đắn khi lựa chọn đầu tư mạnh vào tiến trình 28nm, việc này cho phép TSMC nới rộng khoảng cách so với các đối thủ trong lĩnh vực sản xuất chip. Và nhờ đó, TSMC bước vào giai đoạn 3 của sự chuyển đổi.

       

      Khi tiến trình công nghệ tiến tới các giai đoạn quan trọng trong khoảng từ 0.13um đến 28nm, các nhà quản lý nói chung vẫn có thể giám sát đội ngũ R&D lên tới hàng trăm người. Với việc đứng đầu trong hiệu quả và đơn giản hóa quy trình vận hành với các tiến trình tiên tiến, TSMC đã trở thành công ty hàng đầu vào năm 2000. Sau năm 2009 vị thế đứng đầu này còn mạnh mẽ hơn và có những kết quả đáng kinh ngạc. Trước 2009, TSMC đã ở trong giai đoạn phát triển của “sự lãnh đạo công nghệ” (Tech leadership) khi các nghiên cứu và phát triển đều tới trước bất kỳ thứ gì khác.

      TSMC đã tiếp tục có những bước tiến vĩ đại hơn và mở rộng vài trò dẫn dắt công nghệ sản xuất chip ở những năm lãnh đạo cuối dưới thời Morris Chang và tiếp sau đó dưới sự đồng quản lý của Mark Liu and CC Wei tiếp trong những năm gần đây. Năm 2018, Chang nghỉ hưu khi ông đã hoàn thành sứ mệnh khi đưa TSMC có vị trí như ngày nay. Công thức chiến thắng của TSMC là Công nghệ hàng đầu thế giới + chi tiêu vốn không ai sánh bằng (peerless capital expenditure). Bảo đảm hơn 50% thị trường đúc chip, hơn nhiều lần so với các đối thủ cạnh tranh, TSMC là người chiến thắng khi nắm giữ tất cả từ nguồn vốn, công nghệ và mối quan hệ khách hàng vô song.

      Nhìn vào thế giới năng động hiện tại, nó tiết lộ cho ta thấy mục tiêu tiếp theo của TSMC là đang mở rộng ra toàn cầu với mục đích tăng cường sức mạnh về nhân lực, vật liệu, thiết bị và ứng dụng của mình. Theo lộ trình đang xây dựng, việc đầu tư vào thị trường nước ngoài là chắc chắn, tất nhiên Mỹ không phải là mục tiêu duy nhất. Hợp tác với Nhật và Châu trong việc nghiên cứu vật liệu và thiết bị cũng có thể sắp xảy ra.

      Đường dẫn bài báo gốc: https://www.digitimes.com/news/a20210708VL202.html

      Tham khảo khác: https://www.tsmc.com/…/dedicate…/technology/logic/l_28nm
      https://www.macrotrends.net/…/taiwa…/number-of-employees
      https://www.dramexchange.com/WeeklyRese…/Post/2/10819.html

      • Phản hồi này đã được điều chỉnh 3 years, 3 months trước bởi Nguyễn Thanh Yên.
      • Phản hồi này đã được điều chỉnh 3 years, 3 months trước bởi Nguyễn Thanh Yên.
    • #476
      Nguyễn Thanh Yên
      Quản trị
      • Topics : 16
      • Contributions : 54
      • Staff Contributor
      • ★★★★
      Up
      0
      Down
      ::

      Phần 3: Dẫn đầu về công nghệ và đẩy mạnh đầu tư

      Trong những năm vừa qua, TSMC đã liên tục tái đầu tư cho R&D khoảng 8% tổng doanh thu hàng năm của công ty. Nhìn qua, 8% có vẻ không phải là một con số đáng kể. Nhưng khi nhìn vào doanh số tạo ra từ kinh doanh dịch vụ xưởng đúc, doanh thu của TSMC gấp 3-4 lần so với Samsung và 6-7 lần so với UMC, ngay cả khi Samsung và UMC bỏ ra cùng một tỉ lệ doanh thu vào lĩnh vực R&D, vẫn có sự khác biệt lớn của việc chi tiêu cho lĩnh vực R&D của họ so với TSMC. Trên hết, TSMC đã vượt lên trước một bước trong công nghệ sản xuất chip. Những đối thủ sẽ rất khó vượt qua được TSMC ngay cả khi họ đánh đổi mọi thứ để làm điều đó. Bên cạnh đó, TSMC chỉ chuyên tâm sản xuất chip, không can thiệp vào công việc kinh doanh của khách hàng và cam kết luôn giữ nguyên tắc trung lập mà nguyên tắc đó chính là chìa khóa thành công của TSMC.

      Nhà sáng lập công ty, Morris Chang thường tham chiếu vào định luật Moore như là một cách theo dõi tiến độ R&D của công ty. Đó chính là cách mà TSMC dựa vào để thiết lập lộ trình kế hoạch. TSMC thiết lập kế hoạch cho các tiến trình công nghệ kế tiếp theo phương pháp hỗ trợ qua lại lẫn nhau gọi là cách tiếp cận “đường xoắn ốc kép” (double helix) trong thời hạn từ 18 tới 24 tháng. Ví dụ, có một đội màu xanh dương sẽ tập trung trong mỗi khoảng cách từ 18 đến 24 tháng cho công nghệ 28nm rồi tiếp đến 16nm, 7nm và 3nm. Trong khi đó, một đội màu đỏ sẽ tập trung làm công nghệ 20nm rồi 10nm và 5nm. Hai đội cạnh vừa cạnh tranh nhau vừa hỗ trợ nhau để cùng nhau tạo động lực cho sự phát triển kinh doanh của công ty. TSMC luôn tuyển những tài năng hàng đầu của Đài Loan. Cách thức hoạt động này làm cho TSMC luôn đi trước và dẫn đầu thị trường. Chỉ cần ngành sản xuất chip vẫn đi đúng hướng thì TSMC không có gì phải lo lắng về thị phần của mình. Trên thực tế, TSMC đang hưởng lợi cực lớn trong giai đoạn phát triển cực thịnh của lĩnh vực bán dẫn trong những năm gần đây. Điều này đã hỗ trợ để tạo dựng thêm sức mạnh cho TSMC và giữ chân các đối thủ lại ở phía sau.

      Đóng góp nguồn lực cho hoạt động R&D của TSMC là những nhà cung cấp đầu vào và đầu ra và khách hàng của nó. Khi TSMC tăng cường sự hiện diện của mình trong trong hệ sinh thái sản xuất bán dẫn, nó tạo ra các mối liên kết với các đối tác và khách hàng cho việc cùng nhau nghiên cứu phát triển, nhờ đó TSMC có thể cắt giảm chi phí sản xuất, tạo dựng lòng tin của khách hàng và hấp dẫn các nhà cung cấp thiết bị và vật liệu.

      Như một người chơi bài lão luyện, Morris Chang hiểu rõ luật chơi và đối thủ trong cuộc chơi. Ông ta vừa là người chơi đúng luật và vừa là người đặt ra luật chơi. Thật khâm phục Morris Chang về sự nhạy bén khi đưa ra những quyết định khó khăn vào những thời điểm quan trọng đòi hỏi sự kết hợp hoàn hảo giữa yếu tố thời điểm, yếu tố địa điểm và yếu tố con người. Và quan trọng hơn cả là lòng dũng cảm và sự khôn ngoan để đạt được thắng lợi toàn diện.

      Đường dẫn bài báo gốc: https://www.digitimes.com/news/a20210712VL201.html

      • Phản hồi này đã được điều chỉnh 3 years, 3 months trước bởi Nguyễn Thanh Yên.
    • #477
      Nguyễn Thanh Yên
      Quản trị
      • Topics : 16
      • Contributions : 54
      • Staff Contributor
      • ★★★★
      Up
      0
      Down
      ::

      Phần 4: Sự tranh đua về tiến trình công nghệ giữa các gã khổng lồ trên thế giới

      Intel tuyên bố rằng công nghệ 7nm của TSMC tương đương với công nghệ 10nm của Intel. Xét về khía cạnh các đặc tính kỹ thuật, điều này có thể đúng nhưng Intel chưa thực sự vượt trội so với TSMC. Trong một vài thời khắc đặc biệt, Samsung cũng từng tuyên bố dẫn trước TSMC về công nghệ nhưng lại thất bại trong việc có được sự tin tưởng từ những khách hàng quan trọng. Trong lĩnh vực đúc chip, việc công bố dẫn trước đối thủ về tiến trình công nghệ tiên tiến (nghĩa là công bố trước đối thủ về làm chủ công nghệ làm cho kích thước transistor nhỏ hơn) không nhất thiết có nghĩa là đã thành công. Tỷ lệ bao nhiêu sản phẩm đạt chất lượng trên tổng số sản phẩn sản xuất ra trong những mẻ sản xuất hàng loạt với số lượng lớn (yield), mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp và việc phối hợp cùng nhau phát triển với các khách hàng mới là những yếu tố đóng vai trò quan trọng.

      Ở tiến trình công nghệ 10nm, TSMC đạt được mật độ tích hợp 53 triệu transistor trên một milimet vuông, trong khi đó với Samsung, tỷ lệ này là 52 triệu. Hai đối thủ TSMC và Samsung so kè nhau từng chút một. Nhưng cùng tiến trình công nghệ 10nm, Intel đã đạt tới mật độ tích hợp lên tới 106 triệu transistor trên một milimet vuông, một con số vô cùng ấn tượng, thậm chí còn cao hơn nhiều khi so sánh với tiến trình công nghệ 7nm của TSMC (97 triệu) và 7nm của Samsung (95 triệu). Nhưng Intel vẫn không hề có được khách hàng lớn với con số vượt trội về kỹ thuật đó. Vấn đề chính ở đây là tỉ số hiệu suất khi sản xuất với sản lượng lớn (yield) và lòng tin của khách hàng dành cho nó. Công nghệ 7nm của Intel đưa ra với mật độ tích hợp lên tới 180 triệu transistors trên diện tích một milimet vuông, nhưng nó chỉ minh chứng cho việc Intel ghi dấu ấn ở khía cạnh trình độ nghiên cứu công nghệ kỹ thuật mà thôi, nó không hề thành công ở khía cạnh thương mại.

      Hiện tại, TSMC dường như ngày càng bỏ xa Samsung ở công nghệ 5nm với mật độ transistors lên tới 173 triệu, con số này tương đương với 180 triệu ở tiến trình công nghệ 7nm mà Intel hứa hẹn; và tất nhiên đã đánh bại mật độ 170 triệu transistor ở tiến trình 3nm đầy tự hào của Samsung.

      TSMC là công ty đầu tiên trên thế giới kết hợp đưa thiết bị sử dụng công nghệ EUV vào dây chuyền sản xuất chip. (ở công nghệ 7nm vào tháng 10/2019 – https://www.eetimes.com/tsmc-leads-in-adoption-of-euv/# ). Trên thực tế, hơn một nửa số thiết bị EUV được sản xuất trên thế giới đang nằm trong các nhà máy của TSMC để tạo ra hơn 70% sản lượng chip trên toàn cầu. TSMC không chỉ đang hưởng thụ việc thu được tỷ suất lợi nhuận cao mà còn thu hoạch được những kinh nghiệm thực tiễn trong việc kiểm soát và cải thiện vấn đề về bụi trên các khuôn đúc sử dụng EUV. Điều này cho phép TSMC luôn bảo đảm hơn 55% thị phần đúc chip thế giới và tạo ra hơn 80% doanh thu từ đó.

      Đường dẫn bài báo gốc: https://www.digitimes.com/news/a20210713VL201.html

      • Phản hồi này đã được điều chỉnh 3 years, 3 months trước bởi Nguyễn Thanh Yên.
    • #479
      Nguyễn Thanh Yên
      Quản trị
      • Topics : 16
      • Contributions : 54
      • Staff Contributor
      • ★★★★
      Up
      0
      Down
      ::

      Phần 5: Công thức chiến thắng

      Chi phí vốn (CapEx = Capital Expenditure) [1] của TSMC lần đầu tiên đạt đến 10 tỷ $ vào năm 2016. Nếu TSMC tiếp tục tăng Capex lên nữa; thúc đẩy đầu tư vào các mảng kinh doanh không đóng vai trò chính yếu khác trong ngành; và thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài thì những khoản đầu tư này sẽ đóng góp có giá trị vào tăng trưởng GDP của Đài Loan. Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, tăng trưởng GDP của Đài Loan là 3.11%, đây là lần đầu tiên tăng trưởng GDP của Đài Loan (3.11%) vượt qua Trung Quốc (2.3%.) Để đạt được điều này, đó là có sự đóng góp không nhỏ trong việc đầu tư và thu hút vốn của TSMC trong bối cảnh các nước khác rơi vào giai đoạn khủng hoảng vì đối phó với dịch bệnh Covid [2]. Trên thị trường chứng khoán Đài Loan, giá trị của TSMC chiếm 29.8% trên tổng giá trị tất cả các công ty niêm yết [3].

      GDP của Đài Loan vào năm 2016 lên tới 566.3 tỷ đô. ( hiện nay là 668.51% [4] ). GDP được tính bằng tổng chi tiêu quốc gia + đầu tư + thặng dư thương mại + tiêu dùng cá nhân. Giả định rằng phần đầu tư chiếm 20% GDP Đài Loan, vậy đầu tư ở Đài Loan đóng góp khoảng 110 tỷ $. Và TSMC chiếm không dưới 10% tổng đầu tư của cả nước. Có ý nghĩa hơn khi khoản đầu tư khổng lồ của TSMC đã đến vào thời điểm mà người khác không còn hào hứng đầu tư nữa.

      Tỷ trọng CapEx của TSMC trên doanh thu đã tăng trưởng từ 30% trong giai đoạn 2015-2018 lên khoảng 40% trong hai năm gần đây. Khi lĩnh vực đúc chip chuyển sang kỷ nguyên EUV, TSMC đã bắt đầu lập kế hoạch để mua hơn 50% các thiết bị EUV trên thế giới. CapEx của TSMC được công bố sẽ tăng lên 100 tỷ đô la Mỹ trong ba năm tới. Nghĩa là tỉ trọng CapEx trên doanh thu của TSMC sẽ đạt tỷ lệ 50%.

      Rõ ràng là tập trung vào việc mua thiết bị và R&D không phải là vấn đề với TSMC. Gót chân Achilles của TSMC có thể là việc liệu TSMC có tiếp tục tiếp cận được nguồn cung cấp điện ổn định không vì các thiết bị EUV là cực kỳ ngốn điện. TSMC đang có được sự ủng hộ lâu dài của chính phủ và cả xã hội để tiếp cận được các tiện ích chất lượng cao về điện, nước và những hỗ trợ khác. Và dĩ nhiên, TSMC chưa bao giờ né tránh trách nhiệm xã hội của mình. TSMC cam kết tài trợ cho chính phủ Đài Loan 5 triệu liều vắc xin Covid – sự biểu lộ rõ ràng cho văn hóa doanh nghiệp của xưởng đúc. Hoàn thành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cách tiếp cận đôi bên cùng có lợi khôn ngoan của TSMC.

      Và thật không dễ dàng để điều hành một doanh nghiệp hoạt động tốt, có tính kết nối cao tới các giá trị xã hội trong khi vẫn duy trì sự tự chủ cần thiết. Bằng cách tận dụng những lợi thế của ngành công nghiệp Đài Loan, TSMC đã xây dựng nên một thành trì gồm tầng tầng lớp lớp bảo vệ để đảm bảo những giá trị cốt lõi cái đã đưa nó đến sự thành công như ngày nay.

      Đường dẫn bài báo gốc: https://www.digitimes.com/news/a20210714VL200.html

      Đường dẫn tham khảo khác:
      [1]: https://vietnamsautaylai.com/chi-phi-von/
      [2]: https://www.dw.com/…/how-taiwan-beat-china…/a-56710096
      [3]: http://www.asiatoday.com/pressrelease/taiwan-needs-more-tsmc
      [4]: https://www.statista.com/…/gross-domestic-product-gdp…/

      • Phản hồi này đã được điều chỉnh 3 years, 3 months trước bởi Nguyễn Thanh Yên.
      • Phản hồi này đã được điều chỉnh 3 years, 3 months trước bởi Nguyễn Thanh Yên.
    • #480
      Nguyễn Thanh Yên
      Quản trị
      • Topics : 16
      • Contributions : 54
      • Staff Contributor
      • ★★★★
      Up
      0
      Down
      ::

      Phần 6: Khả năng nào để đánh bại nhà vô địch

      Tác giả loạt bài viết này đã nghĩ đến một vài khả năng mà TSMC bị vượt mặt, tình huống đầu tiên là TSMC bị ảnh hưởng bởi những yếu tố liên quan cơ sở hạ tầng. Sản xuất chip bán dẫn là một ngành công nghiệp gắn chặt với nền tảng hạ tầng cơ sở. Bên cạnh việc cần có một đội những kỹ sư lành nghề, một nhà cung cấp dịch vụ đúc chip còn cần phải đáp ứng được những yêu cầu về môi trường sản xuất rất khắt khe. Trong một lần gặp Morris Chang (người sáng lập TSMC) khoảng 13,14 năm trước, ông ấy chia sẻ rằng chẳng có nơi nào ở miền bắc Hsinchu để xây dựng một nhà máy cho loại wafer 12-inch cả.(chính xác là 11.9 inch – là kích thước đường kính của wafer. Tân Trúc (Hsinchu) có vị trí gần những con sông và là nơi tập trung nhiều trường đại học: Đại học Quốc lập Thanh Hoa, Đại học Quốc lập Giao thông, Đại học Trung Hoa, Đại học Huyền Trang, Viện Khoa học và Công nghệ Bắc Vân và Viện Khoa học Quốc gia) [1]. Sau khi loại trừ một vài địa điểm ở vùng trung tâm hoặc phía nam Đài Loan và những khu vực thuộc quyền sở hữu của các Công ty nhà nước, Chính phủ Đài Loan cuối cùng quyết định cho phép TSMC xây dựng nhà máy thế hệ mới này ở gần Baoshan vùng phía nam Hsinchu. Mục đích Hsinchu được chọn là bởi vì nơi đây có nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào cũng như lưới điện và nguồn nước ổn định. Được biết rằng, TSMC thậm chí được ưu tiên sử dụng điện nước nếu có xảy ra thiếu hụt cục bộ.

      Hiện nay, điều khiến TSMC bận tâm không phải là chạy đua về tiến trình công nghệ hay lo ngại mất đi những khách hàng chủ chốt, mà là có ai đó tìm ra cách để kết hợp được công nghệ lượng tử vào chip. In-memory computing [2] đang dần được hiện thực hóa, và có lẽ công nghệ này là một kịch bản khác làm cho TSMC đánh mất lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, theo ông Yu-Chung Lin – một chuyên gia của DIGITIMES – người đã có nhiều năm nghiên cứu xu hướng ứng dụng công nghệ lượng tử: “Việc thương mại hóa rộng rãi công nghệ này gần như là không thể xảy ra trước năm 2025”. In-memory computing tiêu tốn rất nhiều chi phí. Nếu như Samsung – kẻ tiên phong trong trong công nghệ memory có thể tạo được một sự đột phá, đó sẽ là một thử thách lớn dành cho TSMC.

      Những đối thủ khác có thể liên kết để cùng cạnh tranh với TSMC là một kịch bản khác nữa. Khi đối phương kết hợp lại là một liên minh với thế mạnh có thể bù trừ cho nhau, TSMC có thể khó mà chi phối được toàn bộ thị thường. Ví dụ, nếu TSMC nhận đặt hàng từ Sony, Samsung có thể có UMC cho CMOS image sensors (thị trường CIS: Sony chiếm 50%, Samsung chiếm 19.6% trong năm 2018) [3]. Bằng việc tác động đến chuỗi cung ứng, Samsung và đồng minh có thể chiếm được những thứ họ muốn và hướng tới mục tiêu lớn hơn. Hơn nữa, các các đối thủ của TSMC có thể tính tới việc chiếm lợi thế trước khi nhắm vào thị trường IoV (Internet of Vehicles) và xe tự hành. Ví dụ như việc Samsung đang sở hữu một khối lượng tiền mặt rất lớn ($100B), hoàn toàn có thể mua lại những hãng đang đi đầu trong sản xuất chip oto như NXP hay Infineon, và đặt cược số tiền này vào một tương lai mà những thiết kế mới của những hãng này sẽ tiếp tục dẫn đầu. Cũng phải chỉ ra rằng, những công ty top-3 toàn cầu trong lĩnh vực chip oto đều có mức vốn hóa tầm $50B. Khả năng mà Samsung mua lại Renesas là rất nhỏ, trong bối cảnh quan hệ Hàn Nhật đang căng thẳng như hiện nay. Mỹ và Châu Âu cũng sẽ khó lòng chấp nhận việc một hãng ngoại quốc tiếp quản các công ty có liên quan chuỗi cung ứng của chính họ. Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng không kịch bản nào bên trên có thể xảy ra. Nói cách khác, Samsung khó có thể đánh bạn TSMC trong 10 năm tới.

      Một tạp chí ở Đài Loan gần đây đã dẫn lời Dae-je Chin, cựu chủ tịch Samsung (2000-2003) và cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông Hàn Quốc (2003-2006) [4], tuyên bố Samsung có thể chiếm một nửa thị phần của TSMC. Tình cờ là tác giả loạt bài viết này lại biết Dae-je Chin khá rõ. Anh ấy đã rời ngành bán dẫn gần 20 năm trước, và những nhận xét của anh ấy về ngành này không hẳn là đáng tin.

      Đường dẫn bài báo gốc: https://www.digitimes.com/news/a20210714VL202.html

      Đường dẫn tham khảo khác:
      [1]: https://vi.wikipedia.org/…/T%C3%A2n_Tr%C3%BAc_(th%C3…
      [2]: https://www.gridgain.com/…/in-memory-computing-in-plain…
      [3]: https://www.eenewsanalog.com/…/sony-took-half-cmos…
      [4]: https://en.wikipedia.org/wiki/Chin_Dae-je

      • Phản hồi này đã được điều chỉnh 3 years, 3 months trước bởi Nguyễn Thanh Yên.
    • #482
      Nguyễn Thanh Yên
      Quản trị
      • Topics : 16
      • Contributions : 54
      • Staff Contributor
      • ★★★★
      Up
      1
      Down
      ::

      Phần 7: Samsung có thực sự là trở ngại lớn nhất của TSMC?

      Tác giả loạt bài viết này rất lạc quan đối với TSMC trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa TSMC và Samsung ở các tiến trình công nghệ tiên tiến hiện nay. Sự lạc quan này là có cơ sở vì ngay ở công nghệ lượng tử hay công nghệ cho phép thực hiện các tính toán ngay bên trong bộ nhớ (in memory computing) đều được dự đoán sẽ chưa có kết quả đáng kể nào cho đến 2025. Ngay cả khi Samsung có phát triển đột phá thì để thương mại hóa sản phẩm và sản phẩm đủ để gây ảnh hưởng đến thị trường cũng phải đợi đến năm 2030.

      Vậy liệu có một khả năng khác là Samsung bắt tay hợp tác với những công ty công nghệ khổng lồ như Google, Amazon, Facebook với mục đích chủ động nắm giữ trước phần lớn thị phần công nghệ về điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) hay các cơ hội về xe tự hành trong tương lai? Điều này cũng khó có thể xảy ra vì chắc chắn không có chuyện tất cả các ông lớn trong làng công nghệ internet của Mỹ sẽ chọn Samsung làm đối tác mà kịch bản thực tế hơn sẽ là nếu có một bên hợp tác với Samsung thì các bên còn lại nhiều khả năng sẽ chọn hợp tác với TSMC. Ví dụ trong trường hợp sản xuất chip vi xử lý của Apple, Samsung đã từng dẫn trước TSMC nhưng sau đó TSMC đã nỗ lực để dành lại Apple từ tay Samsung. Vào khoảng năm 2014 Samsung đã có cơ hội đánh bại TSMC nhưng có lẽ đó là lần gần nhất mà Samsung có thể bắt kịp TSMC.

      Samsung được coi là đối thủ luôn kề kề bên cạnh TSMC những năm gần đây. Vào năm 2019, TSMC giới thiệu bản nâng cao cho công nghệ 7nm thì Samsung trả lời ngay bằng việc đã giải quyết các khó khăn trong công nghệ 6nm. Năm 2020, TSMC ra mắt công nghệ 5nm, 6nm thì Samsung đáp trả là công nghệ 5nm đang đưa vào thương mại hóa. Năm 2021, TSMC đưa ra bản cải tiến cho 5nm, Samsung đã công bố tiến trình công nghệ 4nm. Nhưng những đột phá công nghệ Samsung đưa ra chỉ có tác dụng tạo tiếng vang tại thời điểm đó, có tiếng mà không có miếng. Công nghệ 6nm và 4nm của Samsung chưa được khách hàng ưa chuộng khi ra mắt thị trường. Dường như Samsung chưa có được khách hàng quan trọng đặt hàng sản xuất số lượng lớn với các công nghệ đó. Trong khi đó, trong báo cáo doanh thu quý 1 năm 2021 của TSMC, công nghệ 5nm đóng góp 14% vào doanh thu và ở công nghệ 7nm là 35%. Qua đó, chúng ta đã thấy rõ có một khoảng cách lớn giữa Samsung và TSMC. Tính trên tổng số doanh thu toàn cầu cho các công nghệ từ 7nm trở xuống, TSMC có thể đang chiếm hơn 80%. Các tổ chức nghiên cứu thị trường ở Hàn Quốc còn đưa ra con số lớn hơn là 85%. Tuy nhiên chúng ta thận trọng đưa ra con số 80%. Với giả định này, chúng ta thấy TSMC sẽ nhanh chóng thu lại được lợi tức từ sự đầu tư (return on investment) cho các tiến trình công nghệ tiên tiến đắt đỏ, trong khi đó các khoản đầu tư của Samsung sẽ bị “rơi xuống cống”. Samsung có thể chống đỡ được việc này trong vòng 2-3 năm nữa nhưng nếu cứ tiếp tục cho ra đời các tiến trình công nghệ tiên tiến tiếp theo, Samsung sẽ phải tìm ra cách nào đó để tiếp tục bảo đảm lợi nhuận trong các năm tới.

      Đừng quên một điều là mảng kinh doanh điện thoại của Samsung đã đóng góp 75% thu nhập của tập đoàn trong thời kỳ đầu nhưng nó lại đang có dấu hiệu đi xuống những năm gần đây. Hiện nay, mặc dù mảng kinh doanh bán dẫn của Samsung chỉ chiếm 1/3 doanh thu của tập đoàn nhưng nó lại đang đóng góp đến 50% lợi nhuận của tập đoàn; nhưng phần lớn sự đóng góp đó là đến từ chip nhớ (chip memory.) Để có thể theo đuổi được cuộc đua này, Samsung cần phải bảo đảm sản phẩm chip nhớ tiếp tục được bán tốt với giá thành cao.

      Thất bại trước Đài Loan trong lĩnh vực xưởng đúc chip có thể không gây ra ảnh hưởng chết người đối với Hàn Quốc nhưng điều đó có thể đúng nếu Hàn Quốc vấp ngã trên thị trường chip nhớ trước những thách thức đến từ Micron hay công ty mới nổi của Trung Quốc: YMTC (Yangtze Memory Technologies Corp – thành lập 2016). Nếu điều đó xảy ra, Samsung sẽ bắt đầu xuống dốc. Và nếu không còn lợi thế từ chip nhớ hay mảng điện thoại di động, liệu Samsung có thể chuyển trọng tâm sang lĩnh vực đúc chip không?

      Samsung thực sự không phải là một trở ngại của TSMC. Hiện tại không có công ty nào đủ mạnh để đánh bại TSMC. TSCM chỉ có thể bị đe dọa bởi các chính phủ. Chính phủ nào đủ mạnh có thể tác động đến TSMC? Chỉ có thể là Đài Loan, Mỹ và Trung Quốc. Tác giả loạt bài viết này muốn để độc giả tự tìm ra câu trả lời.

      Đường dẫn bài báo gốc: https://www.digitimes.com/news/a20210715VL200.html

    • #483
      Nguyễn Thanh Yên
      Quản trị
      • Topics : 16
      • Contributions : 54
      • Staff Contributor
      • ★★★★
      Up
      1
      Down
      ::

      Phần 8: Liệu Trung Quốc có thể thiết lập vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực bán dẫn.

      Năm 2013 đã đánh dấu sự kiện lần đầu tiên phần chi tiêu cho nhập khẩu chip bán dẫn của Trung Quốc vượt qua phần chi tiêu cho nhập khẩu dầu. Theo BCG (Boston Consulting Group), năm 2020, Trung Quốc đã chi 350 tỷ đô la Mỹ để nhập khẩu chip bán dẫn, chiếm khoảng 60% giá trị thị trường bán dẫn toàn cầu. Và số tiền này nhiều gấp đôi số tiền chi tiêu cho nhập khẩu dầu của Trung Quốc. Do đó, việc tự cung tự cấp chip bán dẫn đã trở thành nhiệm vụ quan trọng cấp thiết bậc nhất trong các chiến lược phát triển quốc gia của Trung Quốc. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ Trung Quốc, YMTC [công ty chuyên về chip nhớ lớn nhất của Trung Quốc] đã nâng mục tiêu chiếm giữ thị phần chíp nhớ toàn cầu từ 3-4% lên tới 7% vào năm 2022. SMIC [công ty đúc chip lớn nhất của Trung Quốc] cũng có kế hoạch xây dựng thêm bốn nhà máy đúc chip mới. Tuy nhiên, những thông tin gần đây cho thấy, các tập đoàn bán dẫn của Trung Quốc bao gồm cả YMTC và SMIC đang gặp khó khăn trong việc mua các thiết bị phục vụ sản xuất từ nước ngoài. Lĩnh vực phát triển bán dẫn của Trung Quốc đang chịu sự kìm hãm ngày càng lớn nhất là trong bối cảnh gia tăng xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc như hiện nay. Ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang phải đối mặt với một tương lai bất định với đầy rẫy những trở ngại ở phía trước.

      Hầu hết mọi người đều chỉ trích cuộc xung đột Mỹ-Trung nhưng trên thực tế, dù cho khi không có sự kiềm chế lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc, những rủi ro và chi phí dành cho việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn vẫn cao hơn nhiều so với rủi ro và chi phí đối với lĩnh vực sản xuất điện thoại di động và tấm nền màn hình. Lĩnh vực bán dẫn đòi hỏi những quyết sách cực kỳ khéo léo để cân đối giữa công nghệ, mối quan hệ khách hàng và hệ sinh thái ngành và để xây dựng được ngành công nghiệp bán dẫn, thông thường phải mất ít nhất 10 năm. SMIC được thành lập vào năm 2000 và mới chỉ đạt được những tiến bộ tương đối hạn chế trong 20 năm qua. Tác giả loạt bài viết này không nghĩ sẽ có một ngoại lệ dành cho YMTC hoặc CXMT [ChangXin Memory Technologies].

      Chính phủ Trung Quốc được cho là đã dành ra 1 nghìn tỷ đô la Mỹ để tài trợ cho lĩnh vực bán dẫn của TQ, khoản đầu tư này được giám sát bới Ủy viên Quốc vụ viện Lưu Hạc, người đã tháp tùng chủ tịch Tập Cận Bình trong các chuyến thăm gần đây tới các công ty bán dẫn được để cập tới ở những phần trên. Tác giả loạt bài viết này cho rằng, những gì ông Lưu, với tư cách là một quan chức cấp cao được chủ tịch Tập Cận Bình tin tưởng, có thể làm chắc sẽ không phải là đưa ra các quy tắc cách cứng nhắc để tuân theo và bám đuổi theo những dấu chân của người khác. Nhiệm vụ của ông Lưu có lẽ sẽ không bắt buộc phải đưa bằng được ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc tiến kịp các thành tựu của nước ngoài. Thay vào đó, nhiệm vụ của Lưu Hạc là phải giữ cho lĩnh vực bán dẫn vi mạch của Trung Quốc đủ mạnh để tiếp tục có mặt trong cuộc chơi này và nằm đợi thời cơ thuận lợi để đứng lên nắm giữ trước các cơ hội do những sự thay đổi công nghệ thế hệ kế tiếp hoặc những bước đột phá mang tính quyết định trong thiết bị và vật liệu mang đến. Mục tiêu chiến lược của chính phủ Tập Cận Bình là tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và thách thức Mỹ xem ai sẽ dẫn đầu trong phát triển kinh tế.

      Chính quyền của ông Tập đang tìm cách phá vỡ sự kìm kẹp của chính phủ Mỹ bằng chiến lược “lưu thông kép” [Dual circulation – một bên là lưu thông qua xuất nhập khẩu và một bên là lưu thông thị trường nội địa]. Trên thực tế, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã đi theo hướng tiếp cận kép đó rồi. Trước đây, là tranh thủ đầu tư nước ngoài và tập trung lĩnh vực sản xuất để thúc đẩy nhu cầu của thị trường nội địa; và hiện nay Trung Quốc toan tính xây dựng một nhu cầu nội địa chất lượng cao để tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài và duy trì các nguồn lực nền tảng thúc đẩy sự tăng trưởng lĩnh vực công nghiệp.

      Nhu cầu thị trường nội địa của Trung Quốc có thực sự hấp dẫn đầy quyến rũ đến vậy? GDP của Trung Quốc vượt qua Nhật Bản vào năm 2009 để vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, với vị thế chính trị quốc tế đáng nể hiện tại và sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, Trung Quốc đang có những bước phát triển nhảy vọt. Các doanh nghiệp trên khắp thế giới đã đổ xô đến Trung Quốc vì sợ bỏ lỡ những cơ hội mà nền kinh tế Trung Quốc mang lại. Xu hướng sử dụng điện thoại thông minh và các ứng dụng điện thoại (app) mà Apple khởi xướng đã lần lượt làm nảy sinh và phát triển một loạt các dịch vụ Internet mới mang tính đổi mới sáng tạo cao từ sau năm 2010, chẳng hạn như Alipay, DiDi Taxi, Meituan [ứng dụng giao đồ ăn] và TikTok. Trung Quốc hiện đang có những gã khổng lồ Internet – BAT [Baidu Alibaba Tencent] của riêng mình, được xếp ngang hàng với G-MAFIA [Google Microsoft Apple Facebook IBM Amazon] của Mỹ. Do đó, các nhà đầu tư đang chuyển dịch sự chú ý của họ ra khỏi thế giới phương Tây để tới một Trung Quốc đầy hứa hẹn. Trung Quốc đã bắt đầu trước so với Châu Âu và Mỹ trong lĩnh vực xe điện (EV), IoV và pin ô tô, và hiện đang dẫn đầu phần còn lại của thế giới trong các lĩnh vực này. Với những thành tựu đạt được này, cuối cùng thế giới cũng đã thức tỉnh trước thực tế rằng Trung Quốc không còn là một trung tâm sản xuất có giá trị lợi nhuận ít ỏi do lợi thế lao động giá rẻ mang lại mà nó đang nuôi dưỡng những ứng dụng có hàm lượng sáng tạo cao, cùng với các lĩnh vực công nghiệp mới nổi không hề kém cạnh so với thế giới phương Tây.

      Ở khía cạnh kinh doanh, sự phát triển khỏe mạnh và sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc mang lại là khó có thể bỏ qua. Đây là con bài mặc cả mạnh mẽ nhất của Trung Quốc sẽ dùng khi đương đầu với Mỹ trong thập kỷ tới. Thị trường Trung Quốc có thể thiếu hiệu quả, nhưng các nhà đầu tư dũng cảm và kiên trì có cách để tối ưu hóa và đa dạng hóa các cơ hội được tạo nên bởi những sự khác biệt về địa lý và dân số của thị trường 1,4 tỷ dân của Trung Quốc. Đà tăng trưởng của thị trường Trung Quốc là “hiếm thấy” ở các khu vực khác trên thế giới và nó hiện chiếm khoảng 25% đến 30% thị trường toàn cầu. Làm sao các nhà kinh doanh có thể làm ngơ trước điều này? Giám đốc điều hành của nhà cung cấp thiết bị EUV, ASML, từng tuyên bố rằng việc xử phạt đối với việc xuất khẩu hệ thống EUV sang Trung Quốc là một sai lầm lớn trong việc hoạch định chính sách. Ngay cả Qualcomm hay Intel liệu họ có thể không lo tới hậu quả khi từ bỏ thị trường Trung Quốc?

      Mặc dù chính phủ luôn là tiếng nói sau cùng về mọi thứ ở Trung Quốc, nhưng thị trường nội địa khổng lồ lại đưa đến những cơ hội có sức hấp dẫn là không thể từ chối. Ví dụ, vào cuối năm 2020, 80% người dùng 5G toàn cầu là ở Trung Quốc. Sự đa dạng của các cơ hội và sự sáng tạo tạo ra bởi năng lực của thị trường Trung Quốc là vô song.

      Đường dẫn bài báo gốc: https://www.digitimes.com/news/a20210719VL200.html

    • #489
      Nguyễn Thanh Yên
      Quản trị
      • Topics : 16
      • Contributions : 54
      • Staff Contributor
      • ★★★★
      Up
      0
      Down
      ::

      Phần 9: Mũi nhọn (chuẩn mực) mới trong mối quan hệ với khách hàng

      Vài năm trước, một người bạn trong ngành kể cho tác giả loạt bài viết này nghe một câu chuyện đùa về các mối quan hệ khách hàng trong ngành đúc chip. Ông bảo rằng, dịch vụ chăm sóc khách hàng của UMC rất tốt và họ luôn chủ động chiều chuộng khách hàng để có được các cơ hội hợp tác. SMIC thì được cho là biểu tượng quốc gia và là nhà cung cấp tin cậy cho các hãng ở Trung hoa đại lục. Hoàn toàn khác biệt, TSMC có tập khách hàng rất lớn, khắp toàn cầu. Nếu tỷ lệ chip bị hỏng vượt quá dự trù, đó là lỗi của khách hàng, không phải của TSMC. Chắc chắn có điều gì đó sai trong thiết kế hoặc thông số của khách hàng vì TSMC không bao giờ mắc lỗi.

      Hiện nay, câu chuyện này đã không còn được truyền miệng nữa. Để so sánh các nhà cung cấp dịch vụ đúc ngày nay, chúng ta không thể đánh giá dựa trên sự khác biệt của họ về tập khách hàng mà còn phải hiểu rõ về các mối quan hệ đối tác tiềm năng của họ. Theo bảng bên dưới, TSMC là đối tác OEM (Original Equipment Manufacturer – phương thức thuê hãng khác gia công sau đó bán lại sản phẩm bằng thương hiệu của mình) của các đối tác thiết kế vi mạch lớn và IDM (Integrated Device Manufacturers – công ty thiết kế sản xuất và bán chip vi mạch) toàn cầu. Nếu Samsung, UMC, Intel hoặc GlobalFoundries (GF) muốn giành lấy thị phần từ TSMC, thì việc phân chia lại công việc và quan hệ đối tác chiến lược để vẫn đảm bảo được chất lượng là điều cần thiết.

      Chính phủ Hàn Quốc gần đây đã bắt đầu một chiến lược phát triển lĩnh vực bán dẫn mới, mà mục tiêu của nó là giúp Samsung thách thức sự thống trị của TSMC. Samsung cũng công bố kế hoạch trong đó Samsung đầu tư nhiều nguồn lực hơn so với TSMC như một phần trong nỗ lực của nó với tham vọng trở thành nhà đúc chip số 1 thế giới. Tiền có thể không phải là vấn đề, mà phần phức tạp ở đây là làm sao quản lý được tiền và con người. Theo ý hiểu của tác giả loạt bài viết này thì các công ty bán dẫn khác của Hàn Quốc có thể sẽ đảm nhận việc mở rộng các cơ sở sản xuất 8 inch của họ hoặc tăng công suất của các tiến trình công nghệ cũ. Và thay vì phải tiếp tục bỏ công sức vào các tiến trình công nghệ cũ, Samsung sẽ tập trung vào các công nghệ hiện đại nhất và thiết lập sự hiện diện trong các phân khúc thị trường như các nút tiến trình công nghệ mới nhất, tính toán ngay trong bộ nhớ (in-memory computing) hoặc công nghệ lượng tử. Theo đó, rất có thể Samsung sẽ tiến hành thuê ngoài những dây chuyền sản xuất và nút công nghệ cũ của mình cho các đối tác. Chỉ dấu cho việc này là thỏa thuận chiến lược giữa UMC và Samsung về các kế hoạch hợp tác sản xuất trong tương lai. Khi nhà cung cấp CIS số 1 thế giới là Sony đưa đơn hàng OEM của mình cho TSMC, thì Samsung (hiện đang đứng thứ hai trên thế giới về thị phần CIS) sẵn sàng giao đơn hàng của mình cho UMC để hưởng lợi từ việc có được chi phí sản xuất hấp dẫn hơn.

      Điều gì đã thúc đẩy Samsung thay đổi hướng đi của mình vào những năm 1990 và giúp hãng từ một công ty bậc trung vươn lên một cách ngoại mục để trở thành một công ty hàng đầu thế giới về thương hiệu, giá trị và quy mô? Đó là vào năm 1993, tại Frankfurt, chủ tịch Lee Kun-Hee của Samsung đã triệu tập khoảng 200 giám đốc điều hành và đưa ra những quyết sách cực kỳ quan trọng làm thay đổi hoàn toàn Samsung, câu nói nổi tiếng của ông như “Bất kỳ nhân viên nào tạo ra một sản phẩm lỗi đều là một tội phạm” hay “Hãy thay đổi tất cả, ngoại trừ vợ và con bạn.” Hãy hiểu sâu xa hơn những nhận xét mạnh mẽ này, riêng tác giả loạt bài viết này cho rằng điểm mấu chốt là nếu Samsung tiếp tục cạnh tranh với Đài Loan trong lĩnh vực sản xuất truyền thống, chi phí của họ sẽ cao hơn nhiều so với Đài Loan và về lâu dài, chính Samsung sẽ ngày càng bị bất lợi chứ không phải các nhà sản xuất Đài Loan. Sự chuyển đổi thành công đã mang lại 20 năm thịnh vượng cho Samsung. Các nguyên tắc dẫn đến thành công đó được mã hóa trong DNA của Samsung. Các nhân viên của Samsung, đặc biệt là những người đã gắn bó với công ty hơn 20 năm qua đều biết rằng họ đang chiến đấu cho vị trí nhất bảng. Bất cứ điều gì không phải số một đều không phải là thứ họ quan tâm.

      Michael Porter [Giáo sư của Đại học Harvard, Hoa Kỳ; một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới; chuyên gia hàng đầu về chiến lược và chính sách cạnh tranh của thế giới; là cha đẻ của lý thuyết lợi thế cạnh tranh của các quốc gia. – wiki] cho rằng rất khó để giữ được sự cân bằng giữa thương hiệu, giá trị và hiệu quả sản xuất. Bất kỳ công ty nào giải quyết được hai trong ba lợi thế đó sẽ có cơ hội trở thành nhà sản xuất đẳng cấp thế giới. Samsung là trường hợp ngoại lệ duy nhất. Văn hóa doanh nghiệp của Samsung và hoàn cảnh xã hội của Hàn Quốc đã giúp Samsung đạt được lợi thế tuyệt đối bằng cách áp dụng các chiến lược hoạt động cực đoan như vậy. Samsung trở thành công ty đứng đầu. Liệu nó có thể tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới trong tương lai bằng cách lập lại những điều tương tự không? Samsung sẽ phải đối mặt với một thách thức đáng gờm khi giờ đây họ không còn là đang chống lại các đối thủ như các công ty Nhật Bản đang vật lộn để tiếp tục thành công hay các công ty Đài Loan chỉ tập trung vào sản xuất thuần túy như ở những năm 2000 nữa.

      Đường dẫn bài báo gốc: https://www.digitimes.com/news/a20210720VL200.html

    • #504
      Nguyễn Thanh Yên
      Quản trị
      • Topics : 16
      • Contributions : 54
      • Staff Contributor
      • ★★★★
      Up
      0
      Down
      ::

      Phần 10: Sẵn sàng cho những biến động

      Trang Tử (một nhà tư tưởng sống thời Chiến Quốc) từng nói: “Chỉ có kiên trì nâng cao năng lực không ngừng mới mong có ngày lấy được tín nhiệm của nhân sinh thiên hạ.” Đài Loan với 24 triệu dân – một con số rất khiêm tốn – đã thực sự làm được điều này trong ngành sản xuất chip và chuỗi cung ứng về các thiết bị điện tử. Người Đài Loan gọi TSMC là “ngọn núi thiêng” bảo vệ đất nước – sự ví von này có liên quan đến dãy núi chạy dọc theo chiều dài của quốc đảo. Cũng có một số người cho rằng, Trung Quốc không thể liều lĩnh sử dụng vũ lực với Đài Loan vì chính bởi vì tầm quan trọng của TSMC trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Luận điểm này không hẳn chính xác nhưng nó cũng chỉ ra rằng, đã có những sự thay đổi trong vai trò của TSMC trong thế bế tắc giữa Mỹ và Trung Quốc giữa bối cảnh các mối quan hệ địa chính trị thế giới hiện nay.

      Năm 2020 TSMC đạt tổng doanh thu khoảng $45,5 tỷ, mức cao nhất trong lịch sử từ khi thành lập. Vốn hóa thị trường đạt $560 tỷ trong tháng 6 vừa qua, cũng dẫn đầu thế giới. Ngoài năng lực vượt trội, tập khách hàng ổn định và hệ sinh thái ngành vững chắc, phải nói rằng tính chất địa chính trị cũng là một yếu tố then chốt giúp ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan phát triển mạnh mẽ.

      Chính quyền của Tổng thống Biden đã nhận định vật liệu bán dẫn chính là nút thắt trong chuỗi cung ứng toàn cầu. TSMC đã đáp lại bằng cách đưa ra ý định sẽ tham gia với chính phủ Mỹ trong nổ lực vực dậy ngành bán dẫn nội địa Mỹ. Nhật và Đức đồng thời cũng đưa ra những ưu đãi hấp dẫn nhằm kêu gọi TSMC xây dựng nhà máy tại các quốc gia này. Vị thế vững chắc của TSMC cho phép nó khai thác các nguồn tài nguyên tốt nhất thế giới. Ở góc độ tích cực, TSMC có thể tận dụng những cơ hội này để tiếp tục nâng cấp và đa dạng hóa sự phát triển của mình.

      Rõ ràng là TSMC đã tạo dựng được vị trí dẫn đầu nhờ những khoản đầu tư khổng lồ, công nghệ vượt trội, sự đảm bảo RnD không ngừng và mạng lưới khách hàng ổn định lâu dài. Một yếu tố then chốt khác cũng dễ nhận thấy – góp phần duy trì vị trí của TSMC là sự chú trọng của công ty trong việc phát triển thế hệ tiếp nối và đội ngũ ban lãnh đạo quản lý công ty. Một người bạn của tác giả loạt bài viết này có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với TSMC cho hay, năng suất lao động của người Đài Loan khá cao, nhưng lợi thế này không hẳn có thể tạo được lợi thế khi vận hành chi nhánh ở một quốc gia khác. Và sự thật này khó có thể thay đổi một sớm một chiều. Nói cách khác, Đài Loan cần dự trù một kế hoạch để phát triển một ngành công nghiệp lõi khác – một ngành mới nhưng vẫn không kém phần trọng yếu đối với nhân loại. Mặc dù TSMC có thể đóng góp cho Đài Loan rất nhiều, về cả tài sản, vinh quang và cả những cơ hội, nhưng không thương hiệu hay thể chế nào có thể mãi trường tồn. Quan trọng hơn cả là, kinh nghiệm rồi sẽ thất thoát dần khi chuyển giao qua các thế hệ và không nên đặt cược tất cả vào chỉ một ngành công nghiệp. Dẫu sao thì người Đài Loan vẫn luôn tự hào về TSMC như một ngọn núi thiêng sừng sững, nhưng người dân Đài Loan cũng hy vọng các công ty khác như UMC, Winbond và Macronix có thể vươn lên cùng nhau kết hợp thành dãy-núi-thiêng bao bọc, che chở cho cả quốc gia.

      Có thể những bạn không làm việc trong ngành bán dẫn sẽ đặt câu hỏi về sự liên hệ của việc nghiên cứu hành trình của TSMC và công việc của họ. Nhưng thực sự TSMC là một trường hợp đáng để lưu tâm học hỏi để rồi rút ra cái nhìn sâu hơn cho những vấn đề khác về sau. Đài Loan không có nhiều công ty mang tầm vóc toàn cầu xứng đáng được đem ra làm một ví dụ để cũng nghiền ngẫm suy xét như vậy.

      Chính phủ và ngân hàng cần phải học cách “trò chuyện” với những người trong lĩnh vực Hi-tech. Những người thực sự hứng thú hoặc có thể có chút hứng thú với Hi-tech hoàn toàn có thể thiết lập một chỗ đứng vững chắc khi nắm bắt được các đặc thù của ngành. Người Đài Loan luôn hăm hở trong việc kể về sự thành công của TSMC. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự cần thiết của việc thiết lập một chiến lược phát triển bền vững và cán mỏng rủi ro khi chia sẻ nguồn lực, nguồn tài nguyên với phần còn lại của thế giới.

      Ngành công nghiệp này đang ở trong “thời kỳ nhảy vọt”. TSMC dự tính cần tuyển 9000 kỹ sư mới trong năm nay, nhưng chỉ 6000 sinh viên được cho là “đạt chỉ tiêu” đến từ các trường top trong nước như NTU, NTHU and NCTU. TSMC đang dẫn dắt toàn bộ ngành vật liệu bán dẫn ở Đài Loan và đem đến hàng ngàn cơ hội tuyệt vời cho Đài kiều và cả những kỹ sư ngoại quốc

      Đường dẫn bài báo gốc10: https://www.digitimes.com/news/a20210721VL202.html

Đang xem 9 luồng phản hồi
  • Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.

Cộng Đồng Vi Mạch

You can find many knowledge and topic relating to semiconductor from front-end design, back-end design, and also software development.

台灣使蒂諾斯購買

失眠困擾著很多人,長期失眠會對身體造成危害,官網https://www.stilnoxs.com/,線上訂購使蒂諾斯,隱私包裝快速出貨。

失眠多夢可以服用使蒂諾斯安眠藥,線上訂購https://www.stilnoxs.com/product/16,線上訂購無需處分,24h快速出貨。