- This topic has 0 phản hồi, 1 voice, and was last updated 3 years, 3 months trước by Nguyễn Thanh Yên.
-
Người viếtBài viết
-
-
Tháng Tám 1, 2021 vào lúc 3:49 Chiều #486::
Đào tạo Vi Mạch ở Việt Nam – Vai trò của các anh chị đi trước
Đa số anh chị em đều cho rằng công ty không việc gì phải làm chức năng đào tạo, làm việc này là bất đắc dĩ; công ty mất công đào tạo xong anh em nghỉ bố nó hết nên anh chị em cũng chẳng việc gì phải đào tạo, cứ tập trung việc của mình thôi. Do đó, mình muốn chia sẻ suy nghĩ của mình về việc này để anh chị em ta tiếp tục trao đổi nhé.
Mình có cơ hội được làm việc ở Singapore một thời gian, được tiếp xúc với đồng nghiệp người Trung Quốc, Mỹ, Đức, Áo, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan. Mình quan sát thấy đào tạo của họ thường chia ra làm hai loại hình:
Đào tạo cơ bản trong cơ sở đào tạo như trường đại học, cao đẳng, nghĩa là họ có môn chuyên nghành cho vi mạch. Công ty hợp tác thoải mái.
Đào tạo nghề, chuyên về một môn nào đó do các hãng EDA tool tự tổ chức hay công ty chuyên đào tạo nghề. Công ty cũng hợp tác thoải mái.
Và tất cả là đều thu tiền, dựa trên cơ sở cung-cầu rất minh bạch. Nghĩa là ở các nước đó nhu cầu sẵn có, đủ nhiều để có thể kiếm tiền được từ đào tạo.
Tuy nhiên ở Việt Nam ta thì sao, nhu cầu chắc chắn có nhưng chưa đủ lớn để xuất hiện cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Minh chứng rõ nhất là các trường đại học cao đẳng không có chương trình đào tạo riêng về Vi mạch, chỉ có môn học. (Đào tạo trong trường đại học là rẻ nhất vì trường đại học không phải là nơi kiếm tiến, có thể coi là tổ chức phi lợi nhuận, thế mà họ còn chưa làm thì chứng tỏ nhu cầu chưa nhiều, tổ chức khác vẫn làm tốt.) Thứ hai, công ty Synopsys đã ở Việt Nam khá lâu (khoảng 2007-2008 nếu mình nhớ không lầm) nhưng vẫn rủ anh chị em sang Sing là chính. Nếu có ở Việt Nam thì cũng là kết hợp với công ty có nhu cầu nhân sự lớn trong khoảng thời gian ngắn. Như vậy, theo mình thì ở Việt Nam chưa xuất hiện điều kiện cần thiết để thị trường tự điều tiết theo quan hệ cung cầu cho việc đào tạo.
Các công ty ở Việt Nam có công ty xác định đào tạo từ đầu, có công ty tuyển người kinh nghiệm luôn, có công ty vừa tuyển người có kinh nghiệm vừa đào tạo, … mỗi công ty đều có cách đi riêng cho mình, phụ thuộc vào ý chủ quan mỗi công ty là hoàn toàn hợp lý, và quan trọng hiện tại họ vẫn phát triển tốt theo hướng riêng của họ.
Anh chị em ta có thể nói là làm cũng một lĩnh vực vi mạch, buôn có bạn bán có phường, gì thì gì mình đều muốn cộng đồng mình ngày càng đông lên, để tự nó đông thì cũng chả sao nhưng nếu mình làm được gì cho nó đông lên thì cũng tốt phải không nào.
Từ suy nghĩ đấy mình mới đi tìm hiểu xem ngày xưa Mỹ họ đi như thế nào thì mình mới thấy lúc đầu họ cũng như mình thôi, chỉ là họ đi trước mình. Tiện đây, mình chia sẻ loạt bài của chú Trần Trí Năng nói về vi mạch Mỹ để các bạn tham khảo.
Trang chính của chú Năng:
http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/00-TTNang-Mucluc.htmBài đầu tiên trong loạt 18 bài nói về lịch sử vi mạch Mỹ và suy nghĩ về vi mạch Việt Nam của chú Năng:
http://www.erct.com/…/Silicon-Valley-1-Bell-Labs.htmCá nhân mình thấy ở Mỹ, hay ở Trung Quốc, Đài Loan, những thế hệ đầu tiên đóng vai trò cực kỳ quan trọng, một người khó làm nhưng nhiều người chắc chắn sẽ dễ làm hơn. Quý hơn nữa là Vi mạch Việt Nam còn có lợi thế là đội ngũ các cây đa cây đề thành danh ở nước ngoài cực kỳ nhiều. Việc ICDREC cho ra silicon có sự đóng góp vô cùng nhiều của các cố chú anh chị người Việt ở nước ngoài, chỉ tiếc là chúng ta chưa thương mại hóa được. Sai thì sửa chửa thì đẻ, chúng ta chưa làm được thì làm tiếp nhỉ, miễn không dừng lại. Vi mạch Việt Nam cố lên ..!!!
-
-
Người viếtBài viết
- Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.