- This topic has 2 replies, 1 voice, and was last updated 3 years, 5 months ago by Nguyễn Thanh Yên.
-
AuthorPosts
-
-
August 1, 2021 at 3:36 PM #484::
Dự án nhà máy wafer fab của CNS – đôi điều chia sẻ.
Anh chị em cộng đồng vi mạch Việt Nam cách đây 6-7 năm chắc ít nhiều nghe đến dự án 300 triệu USD đầu tư xây dựng nhà máy wafer fab của tổng công ty công nghiệp SG. Vừa rồi anh Huề có mention may quá mình không làm, không lại sẽ thất bại. Chắc hẳn nhiều người cũng nghĩ vậy. Do vậy mình muốn chia sẻ một chút những hiểu biết của mình về dự án này để mọi người cùng có thông tin.
– Dự án này thuộc chương trình vi mạch t/p HCM giai đoạn 2012-2020 nhưng thật ra dự án manh nha hình thành trước đó từ khá lâu, khoảng năm 2006 khi một đoàn lãnh đạo VN sang châu Âu được dẫn tham quan các tổ hợp nhà máy công nghệ cao ở Châu Âu. Nói thế để thấy chính phủ và các lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm lĩnh vực này rất nghiêm túc.
– CNS là tổng công ty công nghiệp SG, doanh nghiệp nhà nước, hoạt động dựa trên vốn nhà nước, tuy nhiên nó vẫn là doanh nghiệp vận hành vẫn vì mục tiêu tăng trưởng doanh số, lợi nhuận. Ngoài ra doanh nghiệp nhà nước mà làm lỗ một đồng vốn của nhà nước là lãnh đạo đi tù. Thời kỳ đó, CNS kinh doanh rất sáng, đóng vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực sản xuất ở t/p HCM. Mấy năm gần đây, lãnh đạo CNS mới lôm côm, chứ dự án nhà máy này, CNS là dưới sự lãnh đạo của chú Thọ, một ông già gân. Mười năm trời theo đuổi dự án, đầu bạc trắng. Đến khi dự án nhận được cái gật đầu từ cấp lãnh đạo cao nhất thì cũng là lúc chú Thọ nhận quyết định về hưu, về vui thú điền viên. NHƯNG người kế nhiệm lên thay lại không mặn mà với vi mạch, hình như vị này còn có vướng vòng lao lý sau đó.
– Lại nói về dự án, ngoài bê nhà máy fab về VN, nó còn rất nhiều gói khác ví dụ cử người đi đào tạo vận hành trong 2 năm, thành lập đơn vị R&D trong 3 năm để tự chủ một số thiết kế khi nhà máy hoàn thành, một trong các sản phẩm hồi đó định làm là chip dùng cho thẻ căn cước, hộ chiếu điện tử.
– Rất nhiều anh chị em hoài nghi về tính thực tế và hiệu quả kinh doanh của nhà máy thì mình nói rõ thêm một chút, nhà máy này không phải thành lập mới toanh, nó là nhà máy đang vận hành bình thường, làm các đơn hàng cho các đối tác hiện có, khi mang về VN, nó vẫn cam kết sản xuất phục vụ các khách hàng đang có và nó vẫn nằm trong chuỗi hay ecosystem của nhà máy đang có. Công nghệ nhà máy là 180nm và với máy móc đó cho phép scale xuống 130nm (non STI).
Cho tới thời điểm viết bài này tôi vẫn cho rằng 180nm wafer fab sống tốt, và sẽ còn sống khoẻ trong ít nhất một thập kỷ nữa. Nói thế để thấy 180nm ko phải đổ bỏ đi, mình nhập rác về VN như một số người nghĩ hồi đó.
– Người tư vấn cho chú Thọ, giới thiệu đối tác và ecosystem, sau đó trực tiếp về VN tham gia giai đoạn nước rút là một chú Việt Kiều nặng lòng với quê hương, từng giữ vị trí quan trọng ở Chartered Semiconductor Singapore và EM Microelectronic (VP Operations). Nói vậy để thấy dự án này không phải là do người không đúng chuyên môn tư vấn triển khai.
Nếu nói về dự án nhà máy sản xuất thì cá nhân mình đánh giá, đây là dự án nghiêm túc nhất, khả thi nhất và nhiều tâm huyết nhất của một thế hệ doanh nhân t/p HCM cuối thế kỷ trước. Với mình, nó đáng làm hơn rất nhiều những dự án tiêu mấy chục triệu phục vụ prototype là chính. Đó thật sự là điều đáng tiếc và điều đáng tiếc nhất là dự án thất bại lại do chính quy chế 60 tuổi là về hưu của chúng ta. Nếu không giờ này những mẻ chip đầu tiên đã kịp đi ra thế giới từ Việt Nam. Thôi thì nhà nước chưa kịp mất 300 triệu USD vào vi mạch nhưng cơ hội như vậy khó lập lại tiếp trong một thời gian ngắn nữa lại đợi tiếp vậy.
P/S: đến 2016 thì phương án huy động vốn cho 300 tr USD vẫn là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho chương trình vi mạch và các đối tác, ngân hàng nước ngoài.
-
August 1, 2021 at 3:38 PM #485::
Những điều Vi mạch Việt Nam đáng có liệu có đáng tự hào?
Vừa rồi mình đọc được bài của bác Chu Hảo nói về 5 lần thất bại của chip Việt (đường dẫn ở cuối bài). Bài viết của bác Chu Hảo và loạt bài của báo vneconomy gần đây vô tình tạo cho người ta cảm giác về một viễn cảnh khá ảm đạm, chẳng lẽ vi mạch Việt Nam không có cửa thật, đầy khó khăn không thể vượt qua, và vài thập kỷ qua vi mạch chúng ta không có gì đáng tự hào?
NHƯNG mọi người liệu có biết:
– Những con chip trong những chiếc xe ô tô đang chạy đầy ngoài đường kia là do các kỹ sư RVC Việt Nam thiết kế.
– Các modem ADSL, Switches, Router của hãng nổi tiếng như Cisco đang dùng lõi IP Ethernet do kỹ sư Arrive (giờ là Marvell) Việt Nam tạo ra.
– Các SoC lớn mà chỉ ông lớn trong làng công nghệ mới có thể làm mà trong đó cần kết nối tốc độ cao die-to-die đang dùng lõi IP do các kỹ sư eSilicon (trước đó là SDS, giờ là Synopsys) Việt Nam tạo ra.
– Hiện hữu ngay lúc này là kỷ nguyên data, bài toán xử lý dữ liệu lớn, mà Chip đóng vai trò là phần tử cốt lõi lại dó kỹ sư Applied Micro (giờ là Ampere) Việt Nam thực hiện.
– Trong hàng tỷ thiết bị điện tử thông dụng như điện thoại, máy giặt, đèn chiếu sáng, … cần những con chip quản lý, biến đổi nguồn điện do các kỹ sư Active Semi (giờ là Qorvo và VETA) thiết kế.
– Khi cả thế giới đang háo hức đọc tin tức về chip sử dụng chip tiến trình 5nm sắp được đúc xuất hiện trong những chiếc iPhone vài năm tới đây thì các bộ thư viện dùng cho công nghệ 5nm đấy đã được các kỹ sư Dolphin Việt Nam âm thầm vẽ ra trước đó cả năm rồi.
Đấy là còn chưa kể lĩnh vực vi mạch ở các nước tiên tiến, lĩnh vực đào tạo bậc đại học và sau đại học ở ngay chính cái nôi vi mạch bán dẫn thế giới đều xuất hiện những cái tên Việt Nam được cộng đồng kính nể.
Không gì bằng silicon proven, nghề này chứng chỉ cao nhất là chip work và bán đầy đường.
Vậy Việt Nam có cửa không? Cá nhân tôi tin là có. Cánh cửa có thể khó mở nhưng nhiều người cùng mở thì khó mấy cũng mở được.
Vi mạch cố lên ! Và các bạn trẻ hãy cứ yên tâm mà học vi mạch nhé, ra trường chắc chắn có việcP/S: đường dẫn (dẫn lại bài viết của bác Chu Hảo:)
https://www.facebook.com/groups/aoit.startup.ecosystem/permalink/981002732654121/ -
August 1, 2021 at 4:06 PM #487::
Đi tắt đón đầu, vi mạch Việt Nam thấy gì từ việc Viettel làm BTS 5G và Vingroup làm ô tô
Đi tắt đón đầu liệu có thể áp dụng cho lĩnh vực vi mạch ở Vietnam? Rất nhiều người nghĩ muốn phát triển lĩnh vực này cần có nội công thâm hậu mà nội công thâm hậu có được qua quá trình tu luyện trong nhiều năm chứ không phải bỏ tiền ra là mua được ngay.
Thực tế có thể không hẳn vậy, gặp được bí kíp và sư phụ tốt có khi chỉ mất vài năm là có thể thành cao thủ, tất nhiên bản thân phải có tố chất luyện được thần công. Ở Vietnam, có hai ví dụ điển hình của việc đi tắt đón đầu:
1) Viettel là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông, khi lĩnh vực này đã bão hoà (đầu số/dân) doanh nghiệp có nhu cầu tìm một hướng kinh doanh mới, việc đầu tư nhà máy SMT, R&D và sản xuất trạm BTS đã thể hiện quyết tâm này.
2) Vingroup là doanh nghiệp kinh doanh BĐS, khi đã có thành công họ cũng nghĩ tới hướng kinh doanh mới, việc đầu tư nhà máy và R&D ô tô điện cũng đã thể hiện quyết tâm này.
Mặc dù hiện tại vẫn còn sớm để khẳng định hướng kinh doanh mới của họ có thành công hay không nhưng chắc chắn một điều là họ nghiêm túc trong việc tìm kiếm và quyết tâm chuyển đổi sang một hướng kinh doanh mới.
Vậy làm thế nào để vi mạch cũng đủ sức hấp dẫn là một hướng kinh doanh mới tiềm năng của một doanh nghiệp X nào đấy trong trào lưu AI, chuyển đổi số hiện nay? Chúng ta cứ ngồi đợi một doanh nghiệp X sẽ tới?
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.